Một số lưu ý trong luật BĐS khi mua căn hộ

Xác minh chủ sở hữu căn hộ đó bằng cách hỏi ban quản lý toàn nhà, hàng xóm xung quanh, kiểm tra xem chủ nhà là người sống như thế nào.

Mong muốn sở hữu một căn hộ chung cư là ước muốn của nhiều người tuy nhiên khi quyết định , người mua nắm bắt những quy định về luật nhà ở để tránh những rủi ro có thể gặp phải. Dưới đây là 3 hình thức được điều chỉnh bởi những quy định khác nhau mà người mua cần lưu ý.

Căn hộ cao cấo hướng view sông là một trong những xu hướng của năm 2016

Thứ nhất: Mua căn hộ chung cư khi đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi tắt là sổ đỏ) căn cứ vào Điều 118 Luật Nhà ở 2014 , đây là trường hợp mua bán căn hộ đơn giản nhất vì căn hộ đã rõ ràng về mặt chủ sở hữu, cũng như các vấn đề về pháp lý. Tuy nhiên khi mua căn hộ này chúng ta cần làm rõ những vấn đề sau:

– Xác minh chủ sở hữu căn hộ đó bằng cách hỏi ban quản lý toàn nhà, hàng xóm xung quanh, kiểm tra xem chủ nhà là người sống như thế nào.

– Xác minh xem căn hộ đó có nợ tiền điện, tiền nước gì không.

– Lấy 01 bản phô tô sổ đỏ để đến Văn/phòng Công chứng để làm thủ tục tra cứu thông tin xem căn hộ đó có giao dịch gì chưa và cũng nhờ hợ tư vấn xem khi mua căn hộ cần bổ sung những giấy tờ gì, tiền thuế khi chuyển nhượng, công chứng hết bao nhiêu, để có sở thỏa thuận với chủ nhà khi mua bán căn hộ đó.

– Trình tự thủ tục theo quy định tại Điều 120, 122, Luật Nhà Ở 2014.

Thứ hai: Mua căn hộ trực tiếp từ chủ đầu tư theo quy định tại Điều 25 Luật Nhà ở 2014. Theo quy định tại Điều 19, Nghị định 99/ 2015 và theo quy định tại Điều 55, Luật kinh doanh bất động sản 2014. Đây là trường hợp mua căn hộ phức tạp nhất vì đây là lúc mua bán trên giấy tờ, căn hộ chưa được hình thành vì vậy sẽ có tỉnh rủi do cao từ phía chủ đầu tư. Vì vậy khi tiến hành mua căn hộ như vậy cần làm rõ những vần đề sau.

– Làm rõ chủ đầu tư là ai, khả năng tài chính của họ ra sao.

– Làm rõ đơn vị thi công là ai, uy tín của chủ đầu tư và đơn vị thì công trên thực tế ra sao.

– Vị trí khu căn hộ, khả năng hoàn thành dự án.

– Kiểm tra xem dự án đó chủ đầu tư đã được phép ký Hợp đồng mua bán chưa.

– Làm rõ các thỏa thuận trong Hợp đồng mua bán căn hộ sẽ ký với chủ đầu tư, xem kỹ các thỏa thuận trong Hợp đồng, chú ý các giai đoạn đóng tiền, thời hạn bàn giao nha, các trang thiết bị, kết cấu căn hộ, nghĩa vụ chủ đầu tư sau nay.

Thứ ba: Văn bản chuyển nhượng Hợp đồng mua bán căn hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 123 Luật Nhà Ở 2014 .

Đây là trường hợp mua lại căn hộ của cá nhân sau khi họ đã ký hợp đồng mua bán căn hộ với chủ đầu tư. Tức là chuyển nhượng lại Hợp đồng mua bán đó cho người mua mới, trình tự thủ tục theo quy định tạiĐiều 120, 122, Luật Nhà Ở 2014. Khi mua căn hộ theo hình thức này thì cần làm rõ những vấn đề sau.

– Làm việc trực tiếp với chủ đầu tư xem căn hộ đó của ai, đã nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận chưa, đã đóng tiền đợt mấy rồi, còn nợ tiền gì không.

– Kiểm tra tất cả các văn bản giấy tờ gốc bao gồm: Hợp đồng chuyển nhượng, CMND + HK, Giấy nộp tiền vv…

– Liên hệ với Văn/phòng công chứng để họ kiểm tra uchi xem căn hộ đó có giao dịch gì chua, có bị hạn chế giao dịch không, và gủi hồ sơ để họ tư vấn, tính phí, thuế và soạn thảo hợp đồng.

– Sau khi ký Văn bản chuyển nhượng Hợp đồng mua bán căn hộ thì việc tiếp theo là đi nộp thuế và xin xác nhận của chủ đầu tư về việc chấm dứt quyền của chủ cũ và công nhận quyền của chủ mới và gủi hồ sơ để làm thủ tục cấp sổ đỏ.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *